MỌT ĐỤC CÀNH NỖI LO CỦA MỌI NHÀ VƯỜN
Đăng ngày: 22/10/2024 09:47:41
Mọt đục cành thường gây hại vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. Trước đây mọt chủ yếu làm chết cành, tuy nhiên gần đây mọt đục trên thân và làm chết cả cây. Đối với những vườn trong giai đoạn làm bông, nuôi trái cần hết sức cảnh giác.
Dấu hiệu nhận biết mọt tấn công
- Vết mọt đục ban đầu như tâm nhang, tròn đều
- Tại vết mọt đục, nhựa sầu riêng sẽ tự xì ra và bông khô hình thành những đốm “màu trắng”, và phân mọt màu nâu bị đùn ra ngoài
- Những vị trí bị mọt tấn công vỏ cây sẽ sẫm màu lại, chuyển màu nâu đen
- Cây đột nhiên xuất hiện tình trạng khô cành, chết nhánh, vàng lá, rụng lá.
- Mọt đục cành tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora spp. xâm nhiễm gây XÌ MỦ.
- Bên cạnh đó mọt còn cộng sinh với nấm Fusarium spp. gây hiện tượng CHẾT ĐỨNG trên sầu riêng
Muốn phòng ngừa tốt bệnh “XÌ MỦ” và “CHẾ ĐỨNG” nhà vườn cần quản lý tốt mọt đục cành
Tại sao việc phòng trừ mọt lại khá khó khăn
- Kích thước mọt đục cành khá nhỏ, trú ẩn bên trong các đường hầm KHÓ PHÁT HIỆN
- Mọt đục cành gây hại sầu riêng thuộc bộ cánh cứng với cấu trúc vỏ da có hàm lượng Chitin cao KHÓ THẤM THUỐC và DỄ KHÁNG THUỐC.
- Mọt đục cành cái sinh sản chủ yếu dạng "trinh sinh" không cần thụ tinh nhưng vẫn có con => MẬT SỐ GÂY HẠI CAO
Phòng trừ
- Thường xuyên dọn dẹp vườn, tạo độ thông thoáng và hạn chế các loại cây là ký chủ phụ của mọt
- Cung cấp dinh dưỡng giúp tăng sức chống chịu cho cây trước sâu bệnh
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm những cây bị mọt tấn công
- Khi phát hiện mọt đục cành tấn công những cành nhỏ, nên cắt bỏ tiêu hủy sớm.
- Mọt tấn công trên những cành lớn thì tiến hành cạo vết mọt đục, sau đó QUÉT THUỐC VÀ PHUN THUỐC phòng ngừa mọt cho cả vườn